Bé ho có đàm nên ăn gì và kiêng gì để cơ thể nhanh chóng phục hồi?
Ho và cơ chế sản sinh dịch nhầy là phản ứng tự nhiên để bảo vệ hô hấp, thông qua việc “giăng bẫy” và “tống” các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ, điều này sẽ mang lại một cảm giác vô cùng khó chịu, làm bé bị rát họng, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở. Thời gian này bé thường biếng ăn, vì thế bố mẹ cần cách chăm sóc đặc biệt để cơ thể con bình phục nhanh. Vậy bé ho có đàm nên ăn gì, kiêng gì để góp phần đánh bay các triệu chứng “khó chịu” này?
Bé ho có đàm nên ăn gì?
Các món súp
Các món ăn ấm, dạng lỏng như súp được chế biến từ rau củ và thịt có chứa nhiều dưỡng chất giúp bé giảm nghẹt mũi, long đàm, cải thiện hệ thống miễn dịch, phục hồi sức khỏe cho bé.
Bên cạnh đó, khi ăn súp sẽ mang lại cảm giác dễ chịu ở cổ họng bé, không gây kích thích niêm mạc. Từ đó nhanh chóng đẩy lùi được cơn ho.
Và nếu muốn biết nấu súp gì cho bé ho có đàm thì mẹ hãy tham khảo những thông tin tiếp theo đây nhé!
Các loại cá
Cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi,... là những loại cá rất giàu Omega 3, chất béo lành mạnh có tác dụng giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch,... Vì vậy, nếu mẹ hỏi bé ho có đàm nên ăn gì để ngăn ngừa quá trình viêm và tạo chất nhầy ở cổ họng, thì hãy cho bé ăn nhiều hơn các loại cá bổ dưỡng này và hạn chế dung nạp những món ăn giàu protein như thịt bò, phô mai,.. nhé!
Nấu súp cá cũng là một ý tưởng không tồi mà mẹ nên tham khảo để cho vào thực đơn dinh dưỡng của bé ho có đàm.
Dầu ô liu
Dầu ô liu cũng là một thực phẩm chứa nguồn chất béo không bão hòa có lợi cho quá trình điều trị ho có đàm của bé.
Theo nghiên cứu, người ta tìm thấy trong dầu ô liu có chứa một hoạt chất có tên gọi là oleocanthal. Chất này đóng vai trò như thuốc chống viêm ibubrofen, có tác dụng giảm triệu chứng viêm họng, ho có đàm.
Vì vậy, nếu bé đang bị ho có đàm, thay vì sử dụng nguồn chất béo bão hòa, mẹ hãy tăng cường bổ sung nguồn bơ thực vật trong chế độ ăn của trẻ nhé!
Sữa chua
Không chỉ được biết đến là thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, sữa chua còn chứa nhiều Men vi sinh lactolacillus, có khả năng đánh tan đàm nhầy trong phổi.
Vậy nên mẹ hãy cho bé thưởng thức 1 ly sữa chua vào mỗi sáng nhé!
Cần tây, tỏi và hành tây
Đây là những gia vị rất tốt cho hệ miễn dịch của bé. Chúng đóng vai trò như chất kháng sinh tự nhiên, giúp bài tiết chất nhầy, giảm quá trình sản sinh chất nhầy trong phổi. Những thực phẩm tuyệt vời như vậy, còn chần chờ gì mà mẹ không nấu món ăn có những liệu này cho bé thưởng thức để nhanh chóng chấm dứt cơn ho có đàm?
Bé ho có đàm nên kiêng gì?
Đồ ăn chứa histamin
Khi bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, cơ thể sẽ tự động sản sinh histamin để chống chọi. Nồng độ histamin vượt qua ngưỡng quy định sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiều đàm nhớt gây cản trở quá trình hô hấp. Vì vậy, khi bé bị ho có đàm, mẹ nên loại bỏ những thực phẩm chứa histamin ra khỏi chế độ ăn của bé nhé!
Dưới đây là một số thực phẩm chứa histamin:
- Trái cây sấy
- Thịt đã qua chế biến (xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, nạp xưởng,...)
- Giấm
- Bơ
- Rau bina
- Cà chua
- Cà tím
- Nấm
- Bơ sữa, phô mai, kem chua
- Cá mòi, cá cơm, cá hun khói
- Đồ uống có gas
Đồ ăn gây dị ứng
Cơ thể bị dị ứng cũng sẽ sản sinh ra lượng chất nhầy nhiều hơn bình thường.
Các thực phẩm gây dị ứng không nên cho bé ăn khi bị ho là:
- Đậu phộng
- Trứng
- Động vật có vỏ
- Đậu nành
- Lúa mì
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng
Khi cơ thể trẻ có vấn đề, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém ổn định, việc cho trẻ ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng sẽ gây ra tình trạng khó tiêu. Không những thế, những thức ăn này còn khiến bé bị nhiều đàm hơn gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Vì vậy, mẹ nên cho bé kiêng ăn những đồ ăn chiên rán, cay nóng, nhiều dầu mỡ nhé!
Đồ lạnh, nước uống có gas
Những loại đồ ăn lạnh, thức uống có gas sẽ khiến cơn ho của bé trở nên trầm trọng hơn. Do đó, mẹ cũng nên cho bé kiêng những thực phẩm này.
Trên đây là một số thực phẩm mà bé ho có đàm nên ăn và nên kiêng. Mong rằng với danh sách này mẹ sẽ xây dựng thực đơn phù hợp cho bé.