Lời khuyên từ chuyên gia: bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì?

Một số cha mẹ khi có con gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa đều không khỏi lo lắng. Dưới đây là những lời khuyên mà chuyên gia muốn gửi đến các bạn khi có con nhỏ bị rối loạn tiêu hóa. Vậy bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Vì sao trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa

Nhiều khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà cha mẹ không rõ nguyên nhân do đâu. Những thực phẩm bổ sung cho bé hàng ngày dường như vẫn rất ổn nhưng trẻ vẫn bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…Vậy đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa. 

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện

Đây là lý do mà trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Bởi trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…,trẻ chưa thích nghi được với thực phẩm mới. Cho nên dễ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột. 

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện

Hệ miễn dịch của trẻ yếu

Đây là lý do tiếp theo khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện thì khả năng bảo vệ và quá trình phục hồi ở trẻ cũng diễn ra chậm hơn. Nhất là những trẻ bú sữa ngoài, trẻ đang ăn dặm dặm… thường sẽ bị thiếu hụt các lợi khuẩn cũng như kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. 

Trẻ sử dụng kháng sinh 

Trong những trường hợp bắt buộc trẻ phải sử dụng kháng sinh như bị ốm do bệnh bất kỳ nào đó. Tuy nhiên, bên cạnh việc tiêu diệt những hại khuẩn thì kháng sinh cũng đồng thời tiêu diệt luôn các lợi khuẩn. chính việc này đã dẫn đến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. 

Cho trẻ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường khiến trẻ bị quá tải, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.

Những triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên bỏ qua

Rối loạn tiêu hóa của trẻ thường có những triệu chứng điển hình như sau:

Tiêu chảy

Đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất của hiện tượng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Theo thống kê, trẻ dưới 2 tuổi bị tiêu chảy bình quân từ 2-3 đợt/ năm. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ dưới 5 tuổi bị tử vong. Bởi khi bị tiêu chảy, trẻ đi ngoài nhiều sẽ dẫn đến mất nước, đồng thời kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, sốt, bỏ bú… thậm chí phân có dính nhầy máu. Khi thấy lượng phân thải ra vượt quá lượng thức ăn mà trẻ ăn vào thì có nghĩa trẻ đã bị tiêu chảy. 

Táo bón

Triệu chứng táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ơ trẻ. Tuy nhiên, thường dễ phát hiện, nếu không điều trị sớm và nghiêm túc sẽ dẫn đến trẻ bị tình trạng táo bón kéo dài, gặp khó khăn khi điều trị.

Khác hẳn với tình trạng tiêu chảy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, trẻ táo bón thường đi vệ sinh ít hơn, dưới 3 lần/ tuần. Đồng thời, kèm theo đó là cảm giác khó khăn khi đi đại tiện, đau rát, khó chịu bởi lượng phân khô, cứng, nhiều khi trong phân còn dính máu. 

Triệu chứng táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ơ trẻ.
Triệu chứng táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ơ trẻ.

Trẻ bị nôn trớ

Nôn trớ thường là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ chỉ trớ một lượng nhỏ chất lỏng sau khi ăn thì cha mẹ cũng đừng quá lo lắng. Vì có khoảng 20-50% trẻ sơ sinh bị trớ sau ăn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tình trạng này sẽ tự hết khi trẻ được 6-12 tháng. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị nôn liên tục, nôn kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ho, co giật, đau quặn bụng, chướng bụng… thì rất có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa hoặc một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. 

Trẻ đi ngoài phân sống 

Trường hợp này xảy ra khi trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Tỷ lệ lợi khuẩn: hại khuẩn (85:15) trong đường tiêu hóa. Khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ dẫn đến tình trạng phân sống, lổn nhổn, trẻ bị đau bụng, đi phân hoa cà hoa cải, đôi khi có lẫn nhầy…

Trẻ chán ăn, bỏ bú

Hệ tiêu hóa gặp bất ổn khiến cho trẻ luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, bỏ bú. Bình thường một ngày trẻ có thể ăn rất nhiều lần nhưng đột nhiên bé bú rất ít, ăn kém thậm chí bỏ bữa.

Bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì để giúp cải thiện tình trạng này. Thì mẹ cần ăn những thực phẩm giàu chất xơ như: chuối, bơ, đu đủ, khoai lang, dưa gang…Mỗi ngày mẹ nên ăn một quả táo sau bữa ăn hoặc 100g khoai lang mỗi ngày. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như rau mồng tơi, súp lơ, rau cải bắp, cần tây, cải thảo, rau dền…

Và tất nhiên mẹ đừng quên uống đủ nước. Chính việc uống nhiều nước thông qua quá trình cho bé bú cũng cung cấp phần nào nước cho cơ thể bé. Hơn nữa, còn giúp cơ thể bé thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra việc mẹ uống đủ nước còn giúp mẹ khỏe hơn, da đẹp hơn. 

Mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin
Mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin

Bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì? Mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như lườn gà, thịt thăn lợn, cà rốt, khoai tây…

Phụ nữ sau sinh sẽ mất rất nhiều chất đạm, chất sắt. Cho nên bổ sung thực đơn gồm 2 chất này từ các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, trứng, sữa,…

Bên cạnh đó, chất đạm còn có trong đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đây cũng là những thực phẩm lợi sữa, dễ mua và dễ chế biến. 

Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh mà các phương pháp điều trị cũng đa dạng để phù hợp với từng trường hợp. Đối với trẻ em bị rối loạn tiêu hoá,mọi cách điều trị đều phải thật cẩn trọng.

Đối với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên hạn chế sữa động vật và đường lactose, vì sữa có thể làm bệnh tình của trẻ nặng hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn cho thể cho bé uống sữa với điều kiện pha loãng. Cho trẻ uống từ từ, từng chút một. Mẹ nên chú ý chọn loại sữa có nhiều chất xơ cho trẻ và không nên đổi sữa cho con liên tục, vì điều này dễ khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Để bù nước và chất điện giải cho trẻ, có thể cho bé uống oresol hoặc với trẻ sơ sinh mẹ cần tăng thêm cữ bú và lượng sữa bú trong mỗi cữ, tức cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Trường hợp bé bị nôn ói nhiều và mất nước nghiêm trọng thì cần phải truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

Nếu bé bị táo bón hãy pha sữa loãng hơn theo hướng dẫn một chút. 

Ngoài việc sớm áp dụng những cách chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ nêu trên, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng nguồn nước sạch đã được đun sôi để pha sữa cho bé. Các dụng cụ như bình, thìa pha sữa phải được rửa sạch sẽ và ngâm qua nước sôi rồi để cho thật khô trước khi sử dụng lại.
  • Cần hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
  • Không cho bé mút tay hoặc ngậm đồ chơi dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.
  • Tránh sử dụng kháng sinh cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia.

Hiện nay có rất nhiều bài thuốc dân gian cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa được lưu truyền như dùng búp ổi, hồng xiêm xanh, gừng tươi… Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cách này cho con mình, đặc biệt khi bé còn quá nhỏ sẽ rất nguy hiểm.

Đây là những gợi ý cho các mẹ băn khoăn bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì. Tuy nhiên, mẹ cần lắng nghe cơ thể, sức khỏe của bản thân để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bậc cha mẹ cảm thấy tự tin hơn trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu.