Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa và những điều mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến, không còn xa lạ đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên các tình trạng như đầy hơi, đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống. Bé bị rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, các điều trị và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây các mẹ nhé!
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng cơ vòng hệ tiêu hóa của trẻ bị co thắt một cách bất thường. Chính hiện tượng này dẫn đến triệu chứng đau bụng, xuất hiện những thay đổi bất thường trong hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cản trở những hoạt động thường ngày của cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất cũng như sức khỏe của trẻ. Một số triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa mà bác sĩ chỉ ra đó là: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống, dị ứng thức ăn, viêm dạ dày…
Trên toàn thế giới, có ít nhất khoảng 25% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, có 75% trẻ sơ sinh gặp phải một số triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa
Nhiều bậc cha mẹ không biết trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân gì? Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mà cha mẹ có thể tìm hiểu thêm nhé!
Sức đề kháng non yếu
Do hệ miễn dịch còn non yếu đồng thời hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của trẻ không đủ mạnh để chống lại các hại khuẩn. Từ đó, cơ thể trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ dùng thuốc kháng sinh
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa kéo dài do bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ xảy ra trong hoặc sau thời gian điều trị bằng kháng sinh. Bởi kháng sinh không chỉ tiêu diệt những vi khuẩn có hại và còn tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ. Chính vì vậy làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân sống, táo bón, tiêu chảy…
Chế độ ăn thiếu khoa học
Việc cho chế độ ăn của trẻ thiếu khoa học cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Nhiều cha mẹ hiểu sai về chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đây là vấn đề thường xảy ra ở giai đoạn ăn dặm của trẻ, do mẹ cho trẻ ăn dặm sớm, ăn thức ăn đặc, nhiều dầu mỡ, thiếu rau củ, ít chất xơ… hoặc cho trẻ ăn không đảm bảo được vệ sinh, trẻ ăn quá no hoặc quá ít cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ ăn no hệ tiêu hóa chưa thể kịp thời xử lý hết lượng thức ăn vừa nạp vì hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này còn yếu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị rối loạn hệ tiêu hóa.
Trẻ bị ngộ độc thức ăn
Khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện khi ăn thực phẩm không đảm bảo được an toàn vệ sinh như đồ ô thiu, bảo quản sai cách… trẻ sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…
Môi trường không đảm bảo vệ sinh
Trẻ không có thói quen rửa tay sau khi vệ sinh cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bởi đây là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và khiến cơ thể nhiễm bệnh. Hoặc có thể trẻ tiếp xúc với nhiều gia súc, vật nuôi trong nhà… cũng có nhiều giun sán, vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Để nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần để ý những triệu chứng dưới đây:
Trẻ nôn trớ
Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này còn non yếu. Tuy nhiên, tình trạng nôn trớ này sẽ tự biến mất khi trẻ được 12- 18 tháng, giai đoạn này hệ tiêu hóa đã dần được hoàn thiện.
Táo bón
Tương tự với nôn trớ, táo bón là tình trạng xảy ra ở nhiều trẻ nhỏ khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Nhất là khi trẻ ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ… Một điểm nữa là khi trẻ bị táo bón thường lười ăn, cơ thể không hấp thu được đủ lượng dưỡng chất, dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng khá cao.
Trẻ đi ngoài phân sống
Tình trạng trẻ đi ngoài phân sống do chính sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột của trẻ. Bình thường đường ruột của một người sẽ có hệ vi sinh vật cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nó giúp cho quá trình tiêu hóa ở trẻ cũng như hấp thụ dưỡng chất và thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể một cách bình thường.
Khi tình trạng vi khuẩn có lợi bị giảm xuống, các vi khuẩn có hại tăng lên sẽ gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột kèm theo các triệu chứng như: đi ngoài phân sống, tiêu chảy, kèm theo đau bụng…
Trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ bị tiêu chảy dễ bị mất nước. Nếu tình trạng trẻ bị mất nước kéo dài sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp thời.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không? Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Điển hình như:
Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị biếng ăn, lâu ngày thiếu hụt dưỡng chất. Thậm chí, táo bón lâu ngày khiến trẻ bị nhiễm độc do phân tích tụ trong cơ thể trẻ.
Trẻ bị tiêu chảy dễ mất nước, mất điện giải, nguy cơ bị tử vong cao.
Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ như thế nào?
Tùy thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng và nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ để có phương pháp điều trị phù hợp. Cần phải thận trọng trong cách chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh.
Trẻ uống sữa công thức mẹ cần hạn chế cho trẻ uống sữa động vật và có đường lactose, bởi sữa có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nặng hơn. Tuy nhiên, mẹ có thể pha loãng sữa để cho trẻ uống. Sau đó, hãy cho trẻ uống từng chút, từ từ để trẻ không bị quá tải. Mẹ cần chú ý lựa chọn loại sữa có nhiều chất xơ để bổ sung cho trẻ. Đặc biệt, không nên đổi sữa liên tục cho trẻ, bởi điều này cũng khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa tiêu chảy kéo dài, việc đầu tiên bạn cần làm là bù nước và chất điện giải cho trẻ. Có thể cho trẻ uống oresol theo liều lượng bác sĩ đã kê, còn đối với trẻ sơ sinh cần tăng thêm lượng bú mẹ hoặc bú sữa mỗi cữ. Trường hợp trẻ bị đau bụng nôn trớ, mất nước nghiêm trọng cần được truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
Biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả
Để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa các bậc cha mẹ cần làm những điều sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tốt nhất nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời để trẻ được nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, nên hạn chế cho trẻ ăn vặt nhiều dầu mỡ. Cha mẹ nên nấu ăn cho trẻ tại nhà đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất. Đồng thời, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để đảm bảo vệ sinh. Cho trẻ ăn uống điều độ, ngủ đúng giờ giấc để trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh.
Một số thực phẩm tốt cho trẻ gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ. Những loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm cung cấp nguồn chất xơ dồi dào cho trẻ. Chất xơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để hấp thụ năng lượng cho cơ thể trẻ. Đồng thời, loại bỏ những chất thải có hại ra ngoài cơ thể trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nước nhiều hơn. Bởi việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể trẻ mỗi ngày sẽ giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột hơn, giúp trẻ không bị táo bón.
Tạo thói quen ăn uống khoa học cho trẻ
Khi cho trẻ ăn hãy nhớ dặn trẻ nhai thật kỹ. Bởi chỉ có nhai thật kỹ mới giúp trẻ dễ tiêu hóa được lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể.
Thường xuyên vận động
Tạo thói quen vận động, tập thể dục thể thao cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Cần chú ý không nên cho trẻ vận động sau khi vừa ăn no. Tránh gây căng thẳng, áp lực khiến trẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi ăn, ức chế quá trình hấp thụ và tiêu hóa. Thay vào đó hãy tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, để tạo cảm hứng giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
Giữ vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ
Cha mẹ nên tẩy giun sán định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần. Đồng thời, cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm vi khuẩn, dễ sinh bệnh cho cơ thể. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ, tránh cho trẻ cầm đồ chơi cho lên miệng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tập thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Lựa chọn thực phẩm an toàn cho trẻ
Cần chuẩn bị thực phẩm cho trẻ hàng ngày với nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo thực phẩm tươi sạch. Cho trẻ ăn khi thức ăn còn nóng, đảm bảo độ thơm ngon, tránh thực phẩm bị ôi thiu.
Tóm lại, khi thấy trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần chú ý dấu hiệu và triệu chứng. Nếu thấy có những biểu hiện bất thường cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ cần tuyệt đối ghi nhớ không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến việc điều trị sau này của trẻ.